Vụ kiện Uber thua kiện người lao động
Trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội thì công nghệ và tài xế xe công nghệ ở Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng giúp giao nhận hàng hóa cho người tiêu dùng. Hoạt động giữa mùa dịch bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro lây bệnh, song các tài xế xe công nghệ chủ yếu chấp nhận vì dù sao cũng là công việc để có thu nhập mùa dịch.
Vụ việc pháp lý về lao động đầu tiên chống lại Uber tại Anh do 2 tài xế Yaseen Aslam và James Farrar khởi kiện từ năm 2016 – thời điểm họ vẫn còn hợp tác với Uber.
Trước khi đăng ký làm việc cho Uber, ông Aslam từng làm việc cho một công ty khác nhưng đã chuyển việc vì bị hấp dẫn trước những khoản lương, hoa hồng hậu hĩnh từ Uber. Nhưng những khoản “bổng lộc” đó nhanh chóng bị cắt giảm khi ngày càng có nhiều tài xế gia nhập vào nền tảng, khiến ông nhận được ít chuyến và phí trên mỗi cuốc xe cũng thấp đi.
19/2/2021 , Tòa án Tối cao Anh ra phán quyết Uber phải coi các tài xế là nhân viên. Điều này có nghĩa là tài xế sẽ được hưởng mức lương tối thiểu, ngày nghỉ phép có trả lương và những biện pháp bảo vệ pháp lý khác. Thẩm phán George Leggatt cũng cho biết thời gian làm việc của tài xế Uber không giới hạn ở thời gian chở khách, mà còn “bao gồm bất kỳ khoảng thời gian nào tài xế đăng nhập vào ứng dụng và sẵn sàng nhận chuyến đi”.
Thẩm phán George Leggatt nêu rõ Tòa án Tối cao Anh bác bỏ kháng cáo của Uber và giữ nguyên phán quyết của các tòa áp cấp dưới đưa ra vào năm 2016, 2017 và 2018. Tuy vậy, Phán quyết của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh không đồng nghĩa ngay lập tức tất cả tài xế hợp tác với Uber đều được coi là người lao động và được hưởng thêm một số quyền lợi bảo vệ. Nhưng quyết định này có thể ảnh hưởng tới cách Uber vận hành tại Anh về lâu dài. Trước mắt, phán quyết sẽ mở đường cho khoảng 1.000 vụ kiện tương tự chống lại Uber.
Uber không ngừng vận động hành lang các nhà làm luật châu Âu để đưa ra “tiêu chuẩn làm việc mới”. Điển hình, công ty của Mỹ từng công bố sách trắng, đề ra một số kiến nghị như thành lập các quỹ lợi ích linh động, cho phép người lao động độc lập có thể tích lũy quỹ từ các công ty khác nhau, qua đó tiếp cận những quyền lợi bảo vệ và lợi ích họ mong muốn.
Tại Mỹ, Uber đã quyết liệt vận động hành lang để chính quyền địa phương đưa ra một điều luật được gọi là Đạo luật 22 và đã thành công. Đạo luật này cho phép loại bỏ các công ty như Uber ra khỏi luật lao động bang California, không phải coi người làm việc theo hợp đồng tại đây là lao động nên không cần trả lương tối thiểu và lo phúc lợi. Một số công ty công nghệ quyền lực nhất tại Thung lũng Silicon cũng ủng hộ động thái đó như Lyft, Instacart và DoorDash. Họ đã chi tổng cộng 200 triệu USD trong các nỗ lực vận động hành lang các nhà làm luật Mỹ. Trong khi đó, cánh lái xe tại Mỹ đều than trời rằng điều kiện làm việc của họ đã kém đi rất nhiều kể từ khi Đạo luật 22 được thông qua và đang nỗ lực thách thức, phản đối điều luật này.