Làm việc tại quán cafe
![](https://luatlaodong.com.vn/wp-content/uploads/2024/07/anh-31.-cafe.webp)
Mạn đàm, nhân một ngày mưa gió, chờ khách tại quán cafe,
Trước dịch Covid 19, tôi thường xuyên làm việc tại 1 khu working space tại đường Xuân Thuỷ thuộc quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội. Không gian đẹp, thuận tiện về giao thông, phục vụ mọi tiện ích, wifi mạnh, có thể mang cơm tại nhà đi để ăn, ăn xong có khu vực rửa sạch sẽ. Không chỉ riêng tôi mà nhiều người trẻ cũng nhận thấy các thuận tiện của chỗ ngồi làm việc linh hoạt. Tất nhiên, để thuê 1 chỗ ngồi ở đây, bạn cũng phải trả giá không hề rẻ (150 -200k/ngày).Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh mẽ dẫn đến hình thức làm việc cũng thay đổi nhanh chóng. Lao động trí thức trẻ – những người làm việc chủ yếu trên không gian số – luôn muốn làm việc trong môi trường mở, linh hoạt, phù hợp tính cách năng động của họ. Họ muốn làm việc từ xa hơn là đến văn phòng – được cho là nhàm chán.
Sau dịch Covid 19, mô hình làm việc từ xa phát triển, và có lẽ, dù không mong muốn nhưng Covid 19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp đòi hỏi sự năng động, đa dạng và cần những lãnh đạo trẻ hoặc những mô hình lãnh đạo mới nhằm bắt kịp con đường số hóa để tăng tốc phát triển. Nhiều công ty đã xóa nhòa ranh giới của các cấp bậc quản lý truyền thống, trao quyền cho nhân viên nhiều hơn để tạo những hạt giống lãnh đạo mới thúc đẩy được doanh nghiệp thay đổi cho phù hợp với kỷ nguyên số.
Trong khi với mô hình làm việc linh hoạt, người lao động có thể chủ động chọn thời gian mà họ đạt hiệu quả cao nhất để hoàn thành công việc. Một số người làm việc hiệu quả nhất vào sáng sớm trong khi những người khác làm tốt hơn vào buổi tối. Các đội nhóm có thể làm cùng nhau tại văn phòng hoặc chọn một địa điểm khác thuận tiện hơn.
Mô hình làm việc này lan rộng tới nhiều quán cafe, trà đạo, trà sữa…Người ta đến quán không chỉ để thưởng thức đồ uống mà còn để làm việc. Lợi ích lớn nhất của mô hình này là giá rẻ (gọi 1 cốc cafe, ngồi cả ngày) và không gian vẫn sang chảnh, tạo cảm hứng làm việc.Thậm chí tại Hàn quốc còn có cả thuật ngữ “chuyên ngành” là “cagongjok” – sự kết hợp của các từ “cafe” (cà phê), “gongbu” (học tập) và “jok” (câu lạc bộ). Thuật ngữ này chỉ bộ phận người thường xuyên đến quán cà phê để học tập và làm việc.
Tuy nhiên, mô hình này cũng vấp phải nhiều sự chỉ trích. Một quán cafe tại Canterbury (Anh) đã có một quyết định táo bạo: không nhận khách mang theo laptop vào trong quán làm việc. Nguyên nhân là bởi quán đông khách, nhưng doanh thu không tăng do mọi người chỉ gọi một ly nước rồi ngồi làm việc suốt nhiều giờ. Thậm chí có khách còn yêu cầu quán tắt nhạc và giữ im lặng để họ… họp trực tuyến. Câu chuyện xảy ra ở tận nước Anh xa xôi, nhưng cũng là điều gây tranh cãi ở các quán cafe Việt Nam. Theo khảo sát về ngành F&B của iPOS, khách Việt thường bỏ từ 30.000 – 60.000 để mua một ly nước, rồi ngồi từ 3-4 giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày tại quán.
Ông khách này để tôi đợi hơn 2h, nhân viên quán cũng ném cho mình nhiều cái nhìn khó chịu vì ngày nghỉ, quán đông nhiều người đến không có chỗ ngồi.
Chợ nghĩ đến cagongjok. hẹn khách sang quán khác, và đành uống 2 ly cafe trong 1 buổi sáng.