Tạm đình chỉ công việc của người lao động
![](https://luatlaodong.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/anh-Tam-dinh-chi.jpeg)
1. Cơ sở pháp lý
Điều 128 Bộ luật lao động năm 2019
2. Căn cứ tiến hành tạm đình chỉ công việc
Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Tuy nhiên Luật không hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí xác định “tình tiết phức tạp”. Do đó, việc quyết định tình tiết phức tạp sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể do NSDLĐ quyết định hoặc NSDLĐ có thể cụ thể hóa “tình tiết phức tạp” quy định ở trong nội quy lao động.
3. Thời hạn tạm đình chỉ công việc
Tương tư như việc xác định căn cứ tạm đình chỉ công việc, Luật không quy định cụ thể về việc xác định “trường hợp đặc biệt” nên việc xác định sẽ tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể do NSDLĐ quyết định.
4.Về quyền lợi của NLĐ trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc
5. Thủ tục khi tiến hành tạm hoãn hơp đồng lao động
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên
Đối với nội dung này, theo Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
6. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi kết thúc thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.