Tổng hợp bản án về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động
![](https://luatlaodong.com.vn/wp-content/uploads/2024/07/anh-31.han-che-canh-tranh.jpg)
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lao động, hay còn gọi là thỏa thuận không cạnh tranh (non-compete agreement), là một loại hợp đồng phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại. Đây là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong đó người lao động cam kết không tham gia vào các hoạt động kinh doanh cạnh tranh với công ty sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Mục tiêu của thỏa thuận này là bảo vệ các bí mật kinh doanh, quan hệ khách hàng và lợi ích kinh doanh của công ty.
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn thoả thuận hạn chế cạnh tranh:
– Thời gian giới hạn: Phải quy định rõ thời gian cụ thể cho từng công việc. Và thời gian này nên được xem xét “hợp lý” để bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ công ty, chứ không phải đưa ra một khoản thời gian “vô lý” không gắn liền với mục đích của thỏa thuận này.
– Công việc bị hạn chế: Phải xác định rõ công việc nào sẽ bị giới hạn. Lưu ý vẫn dựa trên nguyên tắc “bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ” chứ không nhằm mục đích hạn chế quyền tự do lao động.
– Xác định hành vi vi phạm: Liệt kê các hành vi tiết lộ thông tin mà người lao động không được thực hiện, chú trọng đến các hành vi: sao chép, lưu trữ, sử dụng, cung cấp và các hình thức tiết lộ thông tin khác đến bên thứ 3.
– Nơi NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ không được làm việc: Thay vì liệt kê danh sách cụ thể tên từng doanh nghiệp thì công ty nên mô tả nhận diện đối thủ (thông qua mã ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện tại và cả trong tương lai; bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp). Bên cạnh đó cũng nên đặt ra giới hạn về địa bàn hoạt động.
– Mức bồi thường: Phải quy định cụ thể mức phạt nếu vi phạm nội dung thỏa thuận này. Trên phương diện pháp luật về dân sự, pháp luật hiện hành không có giới hạn về mức phạt này, mà hoàn toàn do các bên thỏa thuận.
Các bản án tham khảo: